Cách thức tự bảo dưỡng máy phát điện.

12-12-2013, 9:17 am

Trong vài năm trở lại đây, máy phát điện không còn là sản phẩm xa lạ đối với người tiêu dùng. Nhiều hộ gia đình đã tự trang bị cho mình máy phát điện để dự phòng cho những lúc mất điện đột xuất.

Trên thị trường máy phát điện hiện nay có rất nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau, nên người tiêu dùng thường rất khó lựa chọn được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo được tính kinh tế. Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện là việc làm rất cần thiết đối trong quá trình sử dụng máy phát điện. Việc bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, đúng định kỳ giúp động cơ hoạt động có độ bền hơn và giảm thiểu những hư hỏng nhỏ mà thông thường có thể là nguyên nhân gây ra tác hại lớn trong quá trình vận hành máy phát điện. Máy phát điện cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại máy để giảm thiểu những nguy cơ gây hỏng hóc và nhằm kéo dài tuổi thọ máy phát điện.                             

Cách thức tự bảo dưỡng máy phát điện :

1. Trước khi vận hành ta nên kiểm tra mức nhiên liệu, dầu bôi trơn, tình trạng của dây dẫn điện, thiết bị đấu nối.

- Việc kiểm tra nhằm đảm bảo rằng máy có thể hoạt động liên tục, cũng như không có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.

2. Khi vận hành, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, ít bụi, không ẩm ướt.

- Phải đặt máy ở nơi thoáng khí nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.

- Máy phải được đặt ở nơi khô ráo để tránh hiện tượng chập mạch.

3. Nên cho máy phát điện chạy trong tình trạng không tải khoảng 3 phút trước khi tắt máy.

- Việc chạy không tải nhằm mục tiêu giải nhiệt cho động cơ và đầu phát, giúp tăng tuổi thọ cho máy phát điện.

4. Thay dầu bôi trơn, vệ sinh bô air định kỳ

- Khi sử dụng máy phát điện trong thời gian dài, dầu bôi trơn, bô air lọc khí thường bị bẩn. Để máy hoạt động hiệu quả, quý khách nên thay dầu bôi trơn cũng như vệ sinh ruột lọc bô air định kỳ.

- Đối với ruột lọc bằng mút, ta nhúng vào nước xà phòng ấm, đảo nhẹ để làm sạch bụi bẩn, xả lại bằng nước sạch, làm ráo nước và hong khô, không cho dầu nhớt vào ruột lọc.

- Đối với ruột lọc bằng giấy, ta dùng hơi (có áp lực dưới 2 kg/ cm2) thổi sạch bụi dọc theo các rãnh. Không nên làm sạch bụi bằng cách dùng bàn chải vì nó sẽ làm cho bụi bám chặt vào bề mặt vật liệu của ruột lọc.

Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện kịp thời khi máy xảy ra sự cố là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho máy, bởi khi máy xảy ra sự cố mà không được khắc phục vẫn cho vận hành tiếp có thể dẫn đến động cơ và máy phát bị hoàn toàn không thể khắc phục được.

 

Tags: máy phát điện, bảo dưỡng máy phát điện đồ câu tuấn kiệt


Chia sẻ:

Bài viết liên quan