Dùng Điều Hòa Thế Nào Để Bé Không Bị Ốm?

29-05-2019, 10:04 am

Để bé nhà mình có sức khỏe tốt nhất trong những ngày hè nắng nóng. Hãy sử dụng điều hòa đúng cách hiệu quả để giúp trẻ không bị ốm khi nằm điều hòa ba mẹ nhé!. Dùng điều hòa thế nào để bé không bị ốm?. Mời bạn đọc quan tâm tham khảo.

Có 4 “nguyên nhân” khiến trẻ bị lạnh

1) Khi ở trong phòng lạnh < 26 độ C.

2) Khi ở nơi có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa).

3) Nằm trên mặt phẳng lạnh như sàn nhà đá hoa.

4) Cơ thể bị ướt.

Nên chọn chế độ phù hợp cho trẻ

Những lưu ý khi sử dụng điều hòa khi nhà có trẻ nhỏ

  1. Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ

Tham khảo thông tin từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ: Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi. Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.

Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn mỏng thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C. Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là đủ với điều kiện phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ sơ sinh theo cảm nhận nhiệt độ của mình.

  1. Không để gió thốc thẳng vào người bé

Trẻ nhỏ rất hiếu động hay nghịch ngợm thân nhiệt có thể sẽ tăng cao nếu điều hòa để trực tiếp với hướng trẻ nằm hay trẻ chơi. Gió điều hòa thốc thẳng vào đầu, ngực bé rất dễ khiến thân nhiệt giảm đột ngột có thể gây cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp. Vì thế, khi lắp đặt điều hòa chúng ta cần chọn vị trí lắp sao cho không trực tiếp hướng gió thổi về phía trẻ nằm.

Không nên để điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ

  1. Không thay đổi môi trường đột ngột

Nếu bạn đang cho trẻ nằm trong điều hòa mát không khí đang ở mức 25 đến 28 độ C mà muốn ra ngoài (kể cả giữa phòng có điều hòa sang phòng không có điều hòa)thì không được bế trẻ ra ngoài luôn. Nhiệt độ bên ngoài (tại khu vực không có điều hòa) sẽ có chênh lệch khá cao so với phòng điều hòa như vậy cho trẻ ra ngay lập tức sẽ dễ gây sốc nhiệt rất nguy hiểm.

Bạn cần tắt điều hòa đi và cho trẻ ngồi chơi tại phòng 10 -15 phút để nhiệt độ hạ dần sau đó mới mở cửa và từ từ cho trẻ ra ngoài để cơ thể của trẻ tiếp nhận dần dần việc thay đổi nhiệt độ.

Ngược lại nếu đang ở ngoài trời rất nóng mồ hôi nhễ nhại đừng dại mà bế trẻ thốc vào điều hòa ngay lập tức. Hãy lau mồ hôi cho trẻ các vùng đầu, lưng ….sau đó bật quạt phe phẩy nhẹ nhàng trước cho hạ nhiệt, khô mồ hôi và bật điều hòa chế độ mát từ từ.

  1. Chọn loại điều hòa phù hợp với trẻ nhỏ và vệ sinh máy sạch sẽ

Bạn nên chọn loại điều hòa có tính năng như: Gió dễ chịu, chế độ  hoạt động êm, chế độ Dry, có chế độ ngủ đêm....Ngoài ra, điều hòa nhà bạn phải được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để nấm mốc, vi khuẩn và bụi bặm không có cơ hội để sinh sôi và phát triển. Bạn nên vệ sinh điều hòa theo định kỳ.

Qua những chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ giúp mẹ đỡ băn khoăn hơn cũng như biết cách sử dụng điều hòa đúng cách mang lại sự an toàn và đảm bảo nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Chúc mẹ và bé sức khỏe tốt nhé.

Dưới đây là một số máy lạnh có chức năng thổi gió dễ chịu phù hợp cho nhà có trẻ nhỏ đang được phân phối tại VIDIC:

 

 


Chia sẻ:

Bài viết liên quan