Chú ý khi lắp đặt điều hòa
Phòng phải được hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường và trần nhà thường được lau rửa. Ngoài ra,cần lưu ý lắp đặt điều hoà ở vị trí sao cho dòng không khí có thể được phân phối đều khắp phòng. Trong phòng bạn cũng nên để một chậu nước mát.
- Không để dàn nóng của điều hòa bị ánh nắng chiếu vào và tránh để dàn nóng bị cản gió. Hướng đặt dàn nóng tốt nhất là hướng bắc hoặc hướng nam. Nếu lắp đặt ở hướng đông hoặc tây thì nên có mái che để che nắng, mái che này không được cản trở luồng gió lưu thông qua dàn nóng.
- Dàn lạnh nên được lắp ở vị trí hợp lý để có thể tỏa lạnh đều trong phòng và đường gió ra không bị cảm trở bởi các vật dụng khác.
- Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh càng gần nhau càng tốt, độ chênh lệch giữa 2 dàn càng nhỏ càng tốt. Như vậy sẽ tiết kiệm điện hơn.
- Phòng lắp máy phải khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.
Chú ý khi sử dụng
- Nên tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa trước khi tắt nguồn điện, chỉ nên bật lại điều hòa sau khi tắt ít nhất 10 phút để tránh hiện tượng sốc gas. Tối kỵ việc tắt bật liên tục, hiện nay các điều hòa đều có cơ chế tự động bật tắt khi nhiệt độ phòng ở mức hợp lý.
- Không nên để nhiệt độ trong nhà quá thấp để tránh lãng phí điện năng, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh…Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện.
- Bạn cũng không nên ngồi trong phòng điều hoà quá 2h, khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tuyệt đối không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hay vừa vận động mạnh, ra nhiều mồ hôi.
- Đóng kín phòng khi sử dụng điều hòa để tránh thoát nhiệt dẫn đến điều hòa phải chạy liên tục, tiêu tốn điện năng. Khi tắt điều hòa, mở cửa để đảm bảo thông khí.
- Phải thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng.
TheoVietq
Tags: mách bạn cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện nhất, bí quyết sử dụng điều hòa tiết kiệm điện